Một cuộc hôn nhân thất bại ắt hẳn đã mang lại cho bạn nhiều đau khổ, nhưng nó cũng mang lại không ít những bài học đáng giá. Nếu muốn bước vào cuộc hôn nhân thứ hai, bạn nên ghi nhớ những điều sau để được hạnh phúc.
1. Đừng lo sợ bạn sẽ không còn cơ hội hạnh phúc
Hôn nhân là tổ ấm hạnh phúc khiến mỗi người phải quay về sau giờ tan làm hằng ngày hay khi đi bất cứ đâu đều nhớ về. Tuy nhiên, có không ít người lựa chọn âm thầm chịu đựng một cuộc hôn nhân khônghạnh phúc, hơn là phải đối diện với sự cô đơn. Những người lựa chọn cách làm này, không chỉ vì trách nhiệm, mà còn vì họ không tin tưởng vào bản thân, không tin rằng bản thân có thể tìm kiếm được hạnh phúc mới.
Sau khi ly hôn, bạn có thể trải qua những giai đoạn cay đắng hay tổn thương về sự đổ vỡ hôn nhân mà bạn đã dành trọn niềm tin. Nhưng khi thoát ra rồi, nó sẽ giống như việc một con tằm chịu đựng đau đớn để lột xác, trở thành con bướm xinh đẹp.
Đôi khi, phải chấp nhận đau đớn để có một sống tốt đẹp hơn, còn nếu cứ lo được và mất, bạn sẽ mãi như con sâu không thể thành bướm, sống cuộc đời quanh quẩn và gặm nhấm chiếc lá úa tàn.
2. Đừng dùng thời gian để đánh giá hôn nhân
Thời gian bạn dành cho cuộc hôn nhân không phải là một khoản thanh toán có hoàn lại, do đó, không nên đối xử với cuộc hôn nhân của bạn như một khoản nợ phải đòi. Nhiều người thường nghĩ rằng, họ đã ở bên nhau một thời gian rất dài, nghĩa là họ hạnh phúc và họ sẽ phải tiếp tục ở bên nhau dù cho có chuyện gì xảy ra.
Hôn nhân chỉ thực sự có ý nghĩa khi cả hai tận hưởng được niềm vui của việc xây dựng gia đình và cảm thấy hài lòng, thoải mái với cuộc sống, không liên quan gì đến thời gian ngắn hay dài. Vì vậy, đừng lấy thời gian làm thước đo hạnh phúc cho hôn nhân.
3. Đừng nghĩ rằng mọi người nợ bạn
Bài học này không có nghĩa rằng phủ định hết những đóng góp của bạn cho gia đình. Hôn nhân là tự nguyện, nên mọi việc bạn hay bạn đời của bạn cống hiến cho gia đình cũng đều là tự nguyện. Vì thế, chẳng ai nợ ai điều gì. Hãy cống hiến vô tư, không đòi hỏi báo đáp, thì mọi người sẽ tôn trọng và ghi nhận những hy sinh của bạn.
Còn nếu bạn đóng góp cho gia đình mình nhưng cứ cho rằng mọi người mắc nợ bạn, mọi người phải có trách nhiệm đền đáp bạn thì những hy sinh của bạn sẽ bị giảm giá trị rất nhiều, và không chỉ bạn mà các thành viên khác trong gia đình cũng cảm thấy mệt mỏi vì điều đó.
4. Đừng vì hôn nhân mà đánh mất chính mình
Nhiều người cho rằng, sau khi kết hôn thì tình yêu, sở thích, đam mê không còn quan trọng. Người ta thường hay nói đến trách nhiệm: trách nhiệm với bạn đời, trách nhiệm với gia đình, trách nhiệm với con cái,... Nhưng ít thấy ai nói, phải có trách nhiệm với bản thân.
Nhiều người vì gia đình mà sẵn sàng đánh đổi cả đam mê, sở thích, ước mơ của mình. Sống có trách nhiệm với gia đình là điều cần thiết nhưng việc đánh đổi chính mình là bạn đã vô trách nhiệm với chính bạn. Mà bạn biết đấy, một khi chính bạn không có trách nhiệm với bản thân, thì mọi người cũng sẽ không coi trọng bạn.
Dù bạn cho rằng hy sinh của mình dành cho gia đình thật lớn lao nhưng có mấy người công nhận điều này. Mà bạn hy sinh càng nhiều, thì dần dần sự hy sinh lại thành chuyện đương nhiên, thậm chí còn bị trách móc, phàn nàn. Để một có một cuộc hôn nhân lâu bền hạnh phúc, ai cũng phải có sự hy sinh, nhưng đừng vì hôn nhân mà đánh mất chính mình, nếu không sẽ có một ngày bạn hối tiếc.
5. Đừng lấp liếm những trục trặc nhỏ vì muốn duy trì hòa bình
Gia đình nào cũng có những trục trặc nhỏ, mâu thuẫn nhưng đừng vì muốn duy trì hòa khí trong gia đình mà tìm cách lờ nó đi. Bởi vì bạn lờ nó đi, không có nghĩa là nó không còn tồn tại.
Nó vẫn ở đó, có thể lặp lại bất cứ lúc nào và tích tụ dần cho đến khi bùng nổ không thể cứu vãn. Tranh luận đôi khi không phải là xấu, tranh luận giúp bạn giải quyết triệt để những vấn đề, để nó không còn là cái gai nhức nhối trong cuộc sống hôn nhân của bạn.
1. Đừng lo sợ bạn sẽ không còn cơ hội hạnh phúc
Hôn nhân là tổ ấm hạnh phúc khiến mỗi người phải quay về sau giờ tan làm hằng ngày hay khi đi bất cứ đâu đều nhớ về. Tuy nhiên, có không ít người lựa chọn âm thầm chịu đựng một cuộc hôn nhân khônghạnh phúc, hơn là phải đối diện với sự cô đơn. Những người lựa chọn cách làm này, không chỉ vì trách nhiệm, mà còn vì họ không tin tưởng vào bản thân, không tin rằng bản thân có thể tìm kiếm được hạnh phúc mới.
Sau khi ly hôn, bạn có thể trải qua những giai đoạn cay đắng hay tổn thương về sự đổ vỡ hôn nhân mà bạn đã dành trọn niềm tin. Nhưng khi thoát ra rồi, nó sẽ giống như việc một con tằm chịu đựng đau đớn để lột xác, trở thành con bướm xinh đẹp.
Đôi khi, phải chấp nhận đau đớn để có một sống tốt đẹp hơn, còn nếu cứ lo được và mất, bạn sẽ mãi như con sâu không thể thành bướm, sống cuộc đời quanh quẩn và gặm nhấm chiếc lá úa tàn.
2. Đừng dùng thời gian để đánh giá hôn nhân
Thời gian bạn dành cho cuộc hôn nhân không phải là một khoản thanh toán có hoàn lại, do đó, không nên đối xử với cuộc hôn nhân của bạn như một khoản nợ phải đòi. Nhiều người thường nghĩ rằng, họ đã ở bên nhau một thời gian rất dài, nghĩa là họ hạnh phúc và họ sẽ phải tiếp tục ở bên nhau dù cho có chuyện gì xảy ra.
Hôn nhân chỉ thực sự có ý nghĩa khi cả hai tận hưởng được niềm vui của việc xây dựng gia đình và cảm thấy hài lòng, thoải mái với cuộc sống, không liên quan gì đến thời gian ngắn hay dài. Vì vậy, đừng lấy thời gian làm thước đo hạnh phúc cho hôn nhân.
3. Đừng nghĩ rằng mọi người nợ bạn
Bài học này không có nghĩa rằng phủ định hết những đóng góp của bạn cho gia đình. Hôn nhân là tự nguyện, nên mọi việc bạn hay bạn đời của bạn cống hiến cho gia đình cũng đều là tự nguyện. Vì thế, chẳng ai nợ ai điều gì. Hãy cống hiến vô tư, không đòi hỏi báo đáp, thì mọi người sẽ tôn trọng và ghi nhận những hy sinh của bạn.
Còn nếu bạn đóng góp cho gia đình mình nhưng cứ cho rằng mọi người mắc nợ bạn, mọi người phải có trách nhiệm đền đáp bạn thì những hy sinh của bạn sẽ bị giảm giá trị rất nhiều, và không chỉ bạn mà các thành viên khác trong gia đình cũng cảm thấy mệt mỏi vì điều đó.
4. Đừng vì hôn nhân mà đánh mất chính mình
Nhiều người cho rằng, sau khi kết hôn thì tình yêu, sở thích, đam mê không còn quan trọng. Người ta thường hay nói đến trách nhiệm: trách nhiệm với bạn đời, trách nhiệm với gia đình, trách nhiệm với con cái,... Nhưng ít thấy ai nói, phải có trách nhiệm với bản thân.
Nhiều người vì gia đình mà sẵn sàng đánh đổi cả đam mê, sở thích, ước mơ của mình. Sống có trách nhiệm với gia đình là điều cần thiết nhưng việc đánh đổi chính mình là bạn đã vô trách nhiệm với chính bạn. Mà bạn biết đấy, một khi chính bạn không có trách nhiệm với bản thân, thì mọi người cũng sẽ không coi trọng bạn.
Dù bạn cho rằng hy sinh của mình dành cho gia đình thật lớn lao nhưng có mấy người công nhận điều này. Mà bạn hy sinh càng nhiều, thì dần dần sự hy sinh lại thành chuyện đương nhiên, thậm chí còn bị trách móc, phàn nàn. Để một có một cuộc hôn nhân lâu bền hạnh phúc, ai cũng phải có sự hy sinh, nhưng đừng vì hôn nhân mà đánh mất chính mình, nếu không sẽ có một ngày bạn hối tiếc.
5. Đừng lấp liếm những trục trặc nhỏ vì muốn duy trì hòa bình
Gia đình nào cũng có những trục trặc nhỏ, mâu thuẫn nhưng đừng vì muốn duy trì hòa khí trong gia đình mà tìm cách lờ nó đi. Bởi vì bạn lờ nó đi, không có nghĩa là nó không còn tồn tại.
Nó vẫn ở đó, có thể lặp lại bất cứ lúc nào và tích tụ dần cho đến khi bùng nổ không thể cứu vãn. Tranh luận đôi khi không phải là xấu, tranh luận giúp bạn giải quyết triệt để những vấn đề, để nó không còn là cái gai nhức nhối trong cuộc sống hôn nhân của bạn.
Nguồn: Tổng hợp
Tag :
Suc khoe gia dinh
Bình Luận
0 Komentar untuk "Bài học cần ghi nhớ khi bước vào cuộc hôn nhân thứ hai"