Tổng hợp những thông tin hữu ích về sức khỏe hàng ngày, sức khỏe giới tính

Vượt qua sự ghen tuông như thế nào

Người ta thường cho rằng “có yêu thì mới ghen”. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng một phần và thậm chí là sai hoàn toàn khi hành động ghen tuông biến tướng, tiêu cực, trở thành mầm mống giết chết tình yêu. Vậy khi gặp người yêu đa nghi hay ghen tuông, bạn nên ứng xử ra sao?
Hãy ghen vừa đủ thôi, vợ nhé!



Thứ nhất, trong các quan hệ xã hội, bạn nên công khai để đối phương biết, cảm thông và tin tưởng.Không nên úp mở vì lối ứng xử này sẽ gây hoài nghi, ghen tức. Khi đi công tác xa, bận họp ở cơ quan, giao tiếp với bạn bè... Bạn nhớ mang điện thoại bên mình để cập nhật ngay “tình trạng” của mình cho đối phương. Nhận được thông tin như thế, người hay ghen sẽ cảm thấy nhẹ nhõm và tăng trưởng sự tin tưởng.

Thứ hai, khi đến muộn một cuộc hẹn hay đi đâu về muộn do bận nhiều công việc, bạn nên báo với người yêu trước để họ không hoài nghi. Cái gì cũng nên rõ ràng, đường đường chính chính, bạn sẽ lấy được niềm tin về sự chung thủy của bạn đối với người yêu.

Thứ ba, khi đi dạo phố hay đi công việc, nếu tình cờ gặp bạn đồng nghiệp hay một người quen khác phái dừng lại hỏi thăm, vui cười, nói chuyện... thì nhớ đừng trò chuyện quá lâu, vì như thế đối phương sẽ nghĩ rằng bạn không tôn trọng họ, vì sợ mất bạn, họ sẽ dễ trở nên ghen tức. Chỉ cần chào hỏi nhau qua loa, hẹn dịp khác rồi bạn tiếp tục thong dong bên cạnh chàng/nàng. Lối ứng xử này giúp đối phương cảm thấy mình là người quan trọng nhất trong đời bạn.

Thứ tư, bạn nên khích lệ đối phương cùng dự phần và chia sẻ những niềm vui mà bạn có với bạn bè và người thân thay vì tham dự một mình.

Mỗi khi có sinh nhật, tiệc cưới, nói chung là các việc hỷ của người thân và bạn bè, bạn nên mời người yêu cùng có mặt để chia sẻ niềm vui. Cách làm này một mặt giúp bạn duy trì tốt các mối quan hệ xã hội, đồng thời vẫn thể hiện được tình yêu ở hiện tại và hạnh phúc gia đình trong tương lai với người yêu của bạn.

Thứ năm, bạn nên tránh tình trạng đối với người khác phái thì ứng xử nhẹ nhàng, lịch sự, vui vẻ, tươi cười, nhỏ nhẹ anh anh em em, còn đối với người mình yêu thì nói trống không, cộc lốc, thiếu sự tế nhị cần thiết sẽ dễ làm cho người “ghen quá đà” càng tỏ ra ghen bóng, ghen gió nhiều hơn do cảm thấy bị xúc phạm, mặc dù bạn không hề có ý định xúc phạm người yêu.

Thứ sáu, thỉnh thoảng, bạn nên “đóng kịch” giả vờ ghen với người bạn yêu. Để giúp chàng/nàng hay ghen hiểu và dần dần vượt qua được thói ghen tuông, bạn nên đóng vai người ghen ngược với các mối quan hệ của họ: làm bộ giám sát, tra khảo, kiểm soát, móc máy mọi chuyện, hoài nghi... Cách này có thể giúp người hay ghen hiểu và cảm thông tâm trạng của người bị ghen “nhầm” như bạn, từ đó, tự nỗ lực điều chỉnh nhận thức và thói quen hay ghen, để sống hài hòa với người mình yêu trong hạnh phúc và an vui hơn.

Nguồn: sưu tầm

Bình Luận

0 Komentar untuk "Vượt qua sự ghen tuông như thế nào"

Back To Top